Ngành công nghiệp thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trên thị trường thế giới. Khu vực rộng lớn này sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau bằng các phương pháp khác nhau như chưng cất, sấy khô và khử trùng. Các hoạt động cần được xem xét và thiết kế trong một môi trường sạch sẽ và hợp vệ sinh.
Theo số liệu của Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng, ngành công nghiệp Chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia, khoảng 3,986 KTOE, chiếm 19,2% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam.
Hầu hết hoạt động sản xuất của các nhà máy thực phẩm làm việc 24/24 không ngừng nghỉ, điều này đòi hỏi hiệu suất cao của các thiết bị và hiệu quả cao của sự hỗ trợ của máy móc để tạo ra hơi nước ổn định với nhiệt độ và áp suất không đổi.
Hơi nước có mặt trong quá trình sản xuất các loại thực phẩm đóng hộp như: sữa, thịt, rượu, bia, nước giải khát, nước trái cây…Tùy thuộc vào từng loại thực phẩm mà quy trình chế biến mà hơi nhiệt được áp dụng vào. Tại đây, Martech chỉ ra một số ứng dụng của nồi hơi trong một số công đoạn chế biến chung nhất:
- Chuẩn bị: quá trình chần tạo điều kiện cho quá trình bóc vỏ, làm mềm cấu trúc của nguyên liệu thực phẩm
- Khai thác: làm bay hơi nước trong quá trình cô đặc, chưng cất
- Chế biến: đun nóng làm biến đổi cấu trúc, tính chất hóa học của thực phẩm, làm chín thực phẩm, tạo ra các giá trị cảm quan của thực phẩm tốt hơn.
- Bảo quản: đun nóng làm mất hoạt tính của các enzyme, giết chết vi sinh vật với nhiệt độ trên 70°C, ngăn ngừa biến đổi sinh học của thực phẩm.
- Hoàn thiện : tạo ra màu của thực phẩm do các phản ứng caramen hóa