Ngành công nghiệp dệt may chủ yếu tập trung vào việc thiết kế, sản xuất và phân phối sợi, vải và quần áo. Đây là một trong những ngành sản xuất lớn và đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế toàn cầu, không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu về quần áo và sản phẩm dệt may mà còn đóng góp mạnh mẽ vào xuất khẩu và thương mại quốc tế.
Tại Việt Nam, dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chính và có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2023, giá trị xuất khẩu của ngành này đã chạm mốc 40,3 tỷ đô la Mỹ, đặt mục tiêu 44 tỷ trong năm 2024 (tăng 9,2% so với năm ngoái). Sự tăng trưởng của ngành dệt may là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống cho nhiều người lao động.
Dệt may là một trong những ngành sản xuất quan trọng tại Việt Nam
Song song với cơ hội, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành dệt may cũng mang đến thách thức về nhu cầu năng lượng và giảm phát thải. Do đó, để đáp ứng kỳ vọng xuất khẩu và duy trì sự bền vững, ngành dệt may cần tập trung vào việc tối ưu hóa sử dụng năng lượng và xem xét các giải pháp tiết kiệm năng lượng để giảm tác động tiêu cực đối với môi trường.
Trong nhà máy dệt, quá trình sản xuất thường bắt đầu việc sơ chế và làm sạch sợi (sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên), sau đó dệt thành vải và cuối cùng là sản xuất quần áo hoặc các sản phẩm dệt may khác.
Dưới đây là tóm tắt quy trình sản xuất của một nhà máy dệt:
Mọi công đoạn sản xuất đều có sự tham gia của hơi hoặc nước nóng, vì vậy lò hơi là thiết bị không thể thiếu trong nhà máy dệt:
- Tiền xử lý: Đây là bước quan trọng trong quy trình chế biến vải. Lò hơi có vai trò cung cấp hơi nước tinh khiết và nước nóng để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất ô nhiễm khác từ sợi vải.
- Nhuộm: đây là bước thêm màu cho vải và có vai trò quyết định đối với màu sắc sản phẩm. Lò hơi được sử dụng để nung chảy bể nhuộm, giúp chất nhuộm dễ dàng thâm nhập vào sợi vải, đảm bảo màu sắc bám bền và đồng đều.
- In: quy trình này làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm bằng cách in thêm các thiết kế lên vải. Giống như nhuộm, quy trình in sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại vải và sản phẩm mong muốn cuối cùng. Tuy nhiên trong quá trình này, hơi nước vẫn được sử dụng để làm nóng mực in và giúp mực bám vào vải.
- Hoàn thiện: Lò hơi làm nóng vải để loại bỏ nếp nhăn và tạo ra bề mặt mềm mịn cho sản phẩm.
Do yêu cầu về sự ổn định của nhiệt độ mà lò dầu tải nhiệt là giải pháp năng lượng được sử dụng phổ biến trong ngành dệt may. Khả năng kiểm soát tự động của lò dầu giúp duy trì nhiệt độ mong muốn, làm tăng chất lượng và sự đồng nhất của sản phẩm cuối cùng. Thêm vào đó, lò dầu tải nhiệt còn có thể linh hoạt điều chỉnh, đáp ứng nhanh chóng đối với các biến động trong quy trình, giúp giảm thời gian chờ đợi và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Lò dầu tải nhiệt ghi xích 20 Gcal/h do Martech lắp đặt cho nhà máy dệt Dae Young (Đồng Nai)
Bên cạnh lò dầu tải nhiệt, lò hơi biomass cũng đang là lựa chọn được chú ý do xu hướng chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch để bảo vệ môi trường. Nhờ sử dụng nguồn nhiên liệu hữu cơ như gỗ, trấu, bã mía,... lò hơi biomass là một giải pháp năng lượng tái tạo, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Lò hơi biomass 10TPH do Martech lắp đặt cho nhà máy dệt tại Nam Định giúp cắt giảm 25.000 tấn CO2 mỗi năm