Ngành chế biến gỗ và sản xuất ván ép đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp gỗ toàn cầu. Nguồn cung từ ngành này có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác như: xây dựng (làm nền nhà, tường, sàn, cửa...), nội thất, đóng gói, năng lượng sinh khối,... Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực xếp thứ 5 của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản.
Với tốc độ phát triển này, tiêu thụ năng lượng của ngành gỗ chiếm 2,23% tổng tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vưc công nghiệp (Theo báo Tài nguyên & Môi trường năm 2018). Dự báo trong giai đoạn 2015 - 2030, ngành chế biến gỗ có tốc độ tăng trung bình của nhu cầu năng lượng khoảng 8%. Đây là cơ hội lớn để ứng dụng nồi hơi công nghiệp trong sản xuất.
Nồi hơi đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, giúp sản xuất hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao cho các quy trình sản xuất khác nhau. Trong các quy trình này, gỗ chủ yếu được xử lý bằng cách cơ khí hoặc hóa học. Các sản phẩm của nó vẫn giữ nguyên các đặc tính cơ bản của gỗ.
Nồi hơi nước nóng Uju do Martech chế tạo được sử dụng trong quy trình sản xuất viên nén gỗ
Quá trình làm khô gỗ là một phần rất quan trọng của chế biến gỗ. Thường trong quá trình này, hơi nước được sử dụng làm nguồn nhiệt, không khí hoặc không khí có độ ẩm cao làm chất truyền nhiệt, và quá trình trao đổi nhiệt của truyền nhiệt đối lưu được dùng để làm khô gỗ. Ngoài ra, nồi hơi còn nhiều chức năng quan trọng khác trong chế biến gỗ như:
- Khử trùng & tiệt trùng: làm sạch gỗ khỏi vi trùng, tiêu diệt côn trùng ăn gỗ và các loại nấm mốc, vi khuẩn.
- Xử lí gỗ: thêm vào một số loại muối để làm cứng và tăng độ bền của tấm gỗ trong quá trình làm khô.
- Đóng gói: Sản xuất vật liệu đóng gói để vận chuyển ván ép đến thị trường.
- Bảo quản: giữ gỗ luôn ở tình trạng tốt trong thời gian dài.
- Chống cháy: xử lý chống cháy để kéo dài tuổi thọ của gỗ.
- Chống mối mọt: xử lý hóa học để đẩy lùi mối mọt có thể làm hỏng gỗ.
- Chuyển đổi gỗ thành than cốc để dùng làm nhiên liệu.
- Tẩy dầu: loại bỏ dầu mỡ hoặc dầu từ bề mặt gỗ.
Trong ngành công nghiệp ván ép, lò hơi giúp sấy khô gỗ để ván ép trở nên cứng rắn và bền bỉ. Thời gian cần thiết để sấy khô các loại ván ép khác nhau phụ thuộc vào nồng độ ẩm, độ dày và độ đặc của gỗ.
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để làm khô ván ép. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là phương pháp tiếp xúc hơi nước. Trong phương pháp này, hơi nước thu được từ nồi hơi được sử dụng trực tiếp để làm khô ván ép.
Trong ngành sản xuất ván ép, nồi hơi chủ yếu được sử dụng để sấy khô gỗ